11T1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


HỌC HẾT SỨC CHƠI HẾT MÌNH
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ PHẦN VI

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 20/04/2008
Age : 32

BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ PHẦN VI Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ PHẦN VI   BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ PHẦN VI Icon_minitimeWed Apr 01, 2009 8:40 pm

259. Có 6 dung dịch không màu, đựng trong các cốc không có nhãn: AlCl3; NH4NO3; KNO3; ZnCl2; (NH4)2SO4; K2SO4. Dùng được hóa chất nào dưới đây để nhận biết các dung dịch này?
a) NaOH b) NH3
c) Ba d) Pb(NO3)2
260. Cho m gam một kim loại vào cốc nước, thấy có sủi bọt khí và thu được dung dịch. Cân lại cốc dung dịch thấy khối lượng tăng thêm 38m/39 gam. Kim loại đã cho vào cốc nước là:
a) Li b) Na
c) Ba d) Một kim loại khác
261. Metylamin là một chất khí có mùi khai giống amoniac, metylamin hòa tan trong nước và có phản ứng một phần với nước theo phản ứng:
CH3NH2 + H2O CH3NH3+ + OH-
Nước trong phản ứng trên đóng vai trò chất gì?
a) Axit b) Bazơ
c) Chất bị oxi hóa d) Chất bị khử
262. Để một hóa chất có thể làm phân bón thì cần điều kiện gì?
a) Chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự dinh dưỡng và tăng trưởng của cây
b) Chứa các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự dinh dưỡng, tăng trưởng của cây và hóa chất phải ít hòa tan trong nước để không bị hao hụt do nước mưa cuốn trôi
c) Hóa chất phải hòa tan được trong nước
d) (a), (c)
263. Khi người thợ hàn hoạt động cũng như khi cắt kim loại bằng mỏ hàn (dùng nhiệt độ cao của mỏ hàn điện để kim loại nóng chảy và đứt ra), ngoài các hạt kim loại chói sáng bắn ra còn có mùi khét rất khó chịu. Mùi khét này chủ yếu là mùi của chất nào?
a) Mùi của oxit kim loại
b) Mùi của ozon tạo ra từ oxi ở nhiệt độ cao
c) Mùi của các tạp chất trong kim loại cháy tạo ra (như do tạp chất S cháy tạo SO2)
d) Mùi của hơi kim loại bốc hơi ở nhiệt độ cao
264. Một oxit sắt có khối lượng 25,52 gam. Để hòa tan hết lượng oxit sắt này cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng). Công thức của oxit sắt này là:
a) FeO b) Fe2O3
c) Fe3O4 d) FeO4
265. –38,9˚C; 28,4˚C; 38,9˚C; 63,7˚C là nhiệt độ nóng chảy của các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Cs; Rb; Hg; K. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân (Hg) là:
a) 63,7˚C b) 38,9˚C
c) 28,4˚C d) –38,9˚C
266. Điện phân Al2O3 nóng chảy trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây, cường độ dòng điện 5 A (Ampère), thu được 3,6 gam nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là:
a) 80% b) 90%
c) 100% d) 70%
267. Trong các chất và ion: CH3COO-; NH3; NO3-; CO32-; OH-; Cl- ; SO42-; AlO2-; C6H5NH3+; C6H5O- (phenolat); ClO4-; K+; Fe3+; C2H5O- (etylat); S2-; C6H5NH2 (anilin) thì các chất được coi là bazơ là:
a) NH3; OH-; C6H5NH2
b) CH3COO-; NH3; CO32-; OH-; AlO2-; C6H5O-; C2H5O-; S2-; C6H5NH2
c) CH3COO-; CO32-; AlO2-; C6H5O-; ClO4-; C2H5O-; S2-
d) (a) và (c)
268. Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C (mol/l). Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,68 gam kết tủa. Trị số của C là:
a) 0,16M b) 0,16M và 0,2M
c) 0,24M d) (a), (c)
269. H2S có chứa S có số oxi hóa cực tiểu, bằng -2. Chọn phát biểu đúng:
a) H2S chỉ có thể đóng vai trò chất khử hoặc tham gia như chất trao đổi, chứ không thể đóng vai trò chất oxi hóa
b) Trong phản ứng oxi hóa, H2S thường bị oxi hóa tạo lưu huỳnh đơn chất có số oxi hoá bằng 0 hay hợp chất SO2 trong đó S có số oxi hóa bằng +4. H2S không bao giờ bị khử
c) Khi tham gia phản ứng oxi hóa khử, H2S có thể đóng vai trò chất oxi hóa
d) (a), (b)
270. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
a) 100% b) 90,9%
c) 83,3% d) 70%
271. Hỗn hợp A dạng bột gồm Fe2O3 và Al2O3. Cho khí H2 dư tác dụng hoàn toàn với 14,12 gam hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 2,24 lít khi hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là:
a) 56,66% Fe2O3; 43,34% Al2O3 b) 52,48% Fe2O3; 47,52% Al2O3
c) 40% Fe2O3; 60% Al2O3 d) 60% Fe2O3; 40% Al2O3
272. Trong các dung dịch sau đây: KCl; KHCO3; KHSO4; KOH; KNO3; CH3COOK; C6H5OK (kali phenolat); K2SO4; KI; K2S; KBr; KF; CH3CH2OK; KAlO2; KClO4, dung dịch nào có pH > 7?
a) KOH; CH3COOK; C6H5OK; K2S; CH3CH2OK; KAlO2
b) KOH; KCl; KNO3; K2SO4; KI; KBr; KF; KClO4
c) KOH; KHCO3; CH3COOK; C6H5OK; K2S; CH3CH2OK; KAlO2; KClO4
d) KOH; KHCO3; CH3COOK; C6H5OK; K2S; KF; CH3CH2OK; KAlO2
273. Trong các dung dịch sau đây: HCl; NaCl; NH4Cl; FeCl2; C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua); BaCl2; CH3NH3Cl; AlCl3; KCl; FeCl3; MgCl2; (CH3)2NH2Cl; CaCl2; NaHSO4; NaHS; ZnCl2; LiCl; CuCl2; NiCl2, dung dịch nào có pH < 7?
a) HCl; NaCl; BaCl2; KCl; MgCl2; CaCl2; NaHSO4; NaHS; LiCl
b) HCl; NH4Cl; FeCl2; C6H5NH3Cl; CH3NH3Cl; AlCl3; FeCl3; (CH3)2NH2Cl; NaHSO4; ZnCl2; CuCl2; NiCl2
c) HCl, NH4Cl; FeCl2; C6H5NH3Cl; CH3NH3Cl; AlCl3; FeCl3; MgCl2; (CH3)2NH2Cl; NaHSO4; ZnCl2; CuCl2; NiCl2
d) HCl; NH4Cl; FeCl2; C6H5NH3Cl; CH3NH3Cl; AlCl3; FeCl3; (CH3)2NH2Cl; NaHSO4; NaHS; ZnCl2; CuCl2; NiCl2
274. Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O và N2. Tỉ lệ thể tích VNO : VN2O : VN2 = 3:2:1. Trị số của m là:
a) 32,4 gam b) 31,5 gam c) 40,5 gam d) 24,3 gam
275. Hệ số đứng trước FeCl2; FeCl3 để phản ứng
FexOy + HCl FeCl2 + FeCl3 + H2O
cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:
a) (y-x); (3x-2y) b) (2x-3y); (2x-2y)
c) (3x-y); (2y-2x) d) (3x-2y); (2y-2x)
276. Điện phân dung dịch AgNO3, dùng điện cực bằng bạc. Cường độ dòng điện 5 A, thời gian điện phân 1 giờ 4 phút 20 giây.
a) Khối lượng catot tăng do có kim loại bạc tạo ra bám vào
b) Khối lượng anot giảm 21,6 gam
c) Có 1,12 lít khí O2 (đktc) thoát ra ở anot và dung dịch sau điện phân có chứa 0,2 mol HNO3
d) (a), (c)
277. Trộn dung dịch axit oxalic với dung dịch canxi clorua, có hiện tượng gì xảy ra?
a) Thấy dung dịch đục, do có tạo chất không tan
b) Dung dịch trong suốt, không có phản ứng xảy ra, vì axit hữu cơ yếu (HOOC-COOH) không tác dụng được với muối của axit mạnh (HCl)
c) Lúc đầu dung dịch trong, do không có phản ứng, nhưng khi đun nóng thấy dung dịch đục là do phản ứng xảy ra được ở nhiệt độ cao
d) Khi mới đổ vào thì dung dịch đục do có tạo chất không tan canxi oxalat, nhưng một lúc sau thấy kết tủa bị hòa tan, dung dịch trở lại trong là do axit mạnh HCl vừa tạo ra phản ứng ngược trở lại
278. Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y là:
a) x = 0,08; y = 0,03 b) x = 0,07; y = 0,02
c) x = 0,09; y = 0,01 d) x = 0,12; y = 0,02
279. Thứ tự trị số pH giảm dần của các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol/lít: KCl; NH4Cl; KOH; HCl; K2CO3; Ba(OH)2; H2SO4 là:
a) Ba(OH)2 > KOH > KCl > K2CO3 > NH4Cl > HCl > H2SO4
b) .Ba(OH)2 > KOH > K2CO3 > KCl > NH4Cl > HCl > H2SO4
c) Ba(OH)2 > KOH > K2CO3 > NH4Cl > KCl > HCl > H2SO4
d) H2SO4 > HCl > NH4Cl > KCl > K2CO3 > KOH > Ba(OH)2
280. Nhúng một miếng kim loại M vào 100 ml dung dịch CuCl2 1,2M. Kim loại đồng tạo ra bám hết vào miếng kim loại M. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng miếng kim loại tăng 0,96 gam. M là kim loại nào?
a) Al b) Fe c) Mg d) Ni
Về Đầu Trang Go down
http://11t1.friendhood.net
 
BÀI TẬP HÓA HỌC VÔ CƠ PHẦN VI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
11T1 :: Những bài viết của thành viên :: Góc học tập-
Chuyển đến